Nỗi lo của người mẹ với viêm họng mãn tính

Giờ đây, mỗi khi thay đổi thời tiết mạnh hay trái gió trở trời, chị Hòa không còn phải trải qua tâm trạng phấp phỏng lo đứa con 7 tuổi “ho như cuốc” nữa, và cũng “an yên” hơn về sức khỏe mũi họng của chính bản thân mình.

Cặp mẹ con “tầm gửi” vào thời tiết

Người bị viêm họng mạn tính vốn là người có sức đề kháng yếu nên dễ bị viêm nhiễm khi tiếp xúc với các tác nhân thường là từ môi trường sống (thời tiết, khó bụi, đồ ăn uống lạnh…). Vùng họng của họ khi đó rất dễ bị rơi vào tình trạng sưng tấy, ho nhiều, có thể có đờm hoặc ho khan.

Thật không may khi cả hai mẹ con chị Nguyễn Thị Hòa (quận Hoàng Mai, Hà Nội) thường xuyên “hóa cuốc” – từ mà chị Hòa dùng khi kể với chúng tôi – khi thời tiết chuyển từ nắng nóng sang mưa ẩm, giá rét, hoặc ngược lại, tức là ho nhiều, ho dai.

viêm họng hạt mãn tính và nỗi lo của người mẹ

Chị kể, khi mang thai cháu Hương (con chị nay sắp vào lớp 2), do nghén nặng không ăn được nhiều, lại vốn hay bị bệnh vặt lặp đi lặp lại từ nhỏ, bao gồm cả bệnh viêm họng mãn tính, nên cơ thể thường xuyên không khỏe mạnh. Thế nên, cháu Hương sinh ra thiếu hơn nửa cân so với tiêu chuẩn, hệ miễn dịch không khỏe lắm, trở thành “bản sao” của chị hồi nhỏ.

Là người rất cẩn thận đến mức “kỹ tính” (như lời tự nhận), chị Hòa xác định con có ốm đau gì thì tuyệt đối không được tự ý mua các loại siro ho mà hoàn toàn nghe theo bác sĩ – dù có đôi lúc chị cũng băn khoăn khi bác sĩ kê nhiều kháng sinh. Chị cũng tự tìm tòi đọc đủ các thông tin về các loại siro ho, chống di ứng, kháng sinh… biết rõ ưu điểm, nhược điểm thế nào, để tự “check” lại đơn thuốc mà bác sĩ kê cho con.

Tự mình làm “chuột bạch” để dùng sản phẩm thảo dược cho hai mẹ con

Sau khi con vào lớp 1, do có có cơ địa như mẹ nên Hương vẫn hay viêm họng khi trở trời, nhưng với kiến thức và kinh nghiệm của mình, chị đã mạnh dạn cho con dùng một loại thảo dược dạng thực phẩm chức năng mà… chính chị đã lấy bản thân mình làm “chuột bạch”.

“Cái này là Viên họng An khang. Thực ra ngày trước tôi kỹ với con nhưng lại hơi úi xùi với mình, cứ ho quá là lại tự mua kháng sinh, thuốc giảm ho uống. Nhưng nghĩ, chẳng lẽ rồi con mình rồi cũng thế – vì không thể cứ hơi ho (nó và tôi cứ hơi ho là rồi sẽ ho nhiều) lại vào viện? Nên tôi bắt đầu thử dùng các sản phẩm nguồn gốc thảo dược từ khi Hương nó 5 tuổi.

Viêm họng mãn tính với trẻ nhỏ

Nhiều loại dùng một thời gian có đỡ đỡ nhưng sau đấy cảm thấy không ăn thua gì. Cho đến một lần, bạn dược sĩ ở cửa hàng thuốc gần nhà nói có sản phẩm mới từ thảo dược chị dùng thử – vì bạn ấy thấy tôi cũng “xoay tua” quá nhiều loại rồi. Ừ thì thử… Thế nào mà lại hợp!” – chị Hòa cười kể.

“Dùng cái này cũng gần 2 năm nay rồi, tần suất bị viêm họng và thời gian đỡ giãn hẳn ra, không còn cảnh tái đi tái lại hơn 12 lần trong 12 tháng như trước nữa. Như từ đầu năm đến nay, tôi mới bị viêm họng một lần hồi cuối xuân, khí nồm ẩm, nhưng khỏi cũng nhanh. Nói chung tôi rất hợp cái này!”

“Thế bé Hương thì sao? Chị bảo cháu bắt đầu dùng từ 6 tuổi?” – chúng tôi hỏi.

Chị Hòa cười: “Thì đã bảo mẹ nào con nấy mà! Từ đầu năm đến giờ, cháu mới ho nhẹ 2 lần thôi, chảy mũi rồi khúc khắc ho, thế là cứ súc miệng nước muối ấm hoặc 1 cốc nước ấm nhỏ 1 giọt dầu tràm, trước khi đi ngủ. Ngậm viên này trong 2-3 ngày, là khỏi”.

Cuối buổi chia sẻ với chúng tôi, chị Hòa bỗng trở nên nghiêm nghị hơn hẳn, để thể hiện chị rất muốn nhấn mạnh điều mình sắp nói.

Chị Hòa lưu ý: Phải biết rõ tình trạng họ là do đâu, nhất là với trẻ con, bởi ho do viêm họng thì thường bởi virus, có thể có đờm hoặc không và không nguy hiểm, thì có thể dùng cách này.

xem thêm: lá mật gấu giúp mát gan giải độc